JOLLIBEE THAM VỌNG TRỞ THÀNH THƯƠNG HIỆU FAST FOOD ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT VIỆT NAM

Tính đến tháng 12/2021, Jollibee đã có 149 cửa hàng trong hệ thống phủ rộng khắp cả nước, hướng tới mục tiêu sẽ là chuỗi cửa hàng fast food - thức ăn nhanh được ưa chuộng nhất tại Việt Nam.

Tương lai nào cho thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam hậu COVID-19?

Thời kỳ trước Covid-19 thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là một mảnh đất khó khăn kể cả đó có là các thương hiệu quốc tế "sừng sỏ".

Sự đa dạng trong ẩm thực Việt Nam thách thức các nhà kinh doanh thức ăn nhanh khi "bánh mỳ", "phở" được phục vụ còn nhanh hơn nhiều lần so với burger. Điểm sáng duy nhất của thức ăn nhanh chỉ còn một số món Gà rán và Mỳ Ý như tại Jollibee, KFC, Lotteria đây là những sản phẩm tạo được sự khác biệt với chiến lược giá thích hợp kéo người tiêu dùng đến với nhà hàng thức ăn nhanh.

Jollibee bắt đầu chính thức tham gia thị trường từ năm 2005, đã có lúc nhiều người thắc mắc liệu Jollibee có khả năng cạnh tranh với các thương hiệu lớn khác, nhưng với những chiến lược phát triển thích hợp, thực hiện việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, Jollibee đã từng bước khẳng định được tên tuổi của mình trong lòng người tiêu dùng và chứng minh sức hút của mình cũng không kém các thương hiệu đã có mặt trước.

Sự mở rộng hệ thống cửa hàng Jollibee tại Việt Nam ổn định qua các năm

Thấy gì từ sự phát triển "chậm mà chắc" của Jollibee ở Việt Nam?

Trong suốt thời gian đại dịch Covid-19 kéo dài Jollibee đã cho thấy những bước đi trước đây của họ khá khéo léo và chiến lược này đã từng bước đã chứng minh sự hiệu quả:

Xác định mục tiêu chinh phục thị trường Việt Nam trong thời gian lâu dài và thật sự bài bản bằng cách:

Đầu tư nghiên cứu thị trường để thấu hiểu người tiêu dùng Việt Nam, là những người tiêu dùng khó tính với yêu cầu ẩm thực cao, từ đó liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo giá bán "phù hợp túi tiền" của đa số tầng lớp khách hàng và tối ưu các hoạt động marketing để có thể thực hiện nhiệm vụ "lan tỏa niềm vui ẩm thực đến với mọi người Việt Nam". Điều này đã giúp Jollibee nhanh nhạy nắm bắt những thay đổi của nhu cầu người tiêu dùng trong đại dịch khi đã chuẩn bị trước hết những dịch vụ thích hợp, phần ăn "đáng đồng tiền" nhờ đó công ty có vẫn có thể duy trì hoạt động kinh doanh trong mọi hoàn cảnh.

Năm 2019, Jollibee Việt Nam đã đầu tư vào xây dựng một nhà máy chế biến quy mô tại khu công nghiệp Tân Kim mở rộng, Cần Giuộc, Long An với diện tích hơn 10,000m2 bao gồm hệ thống kho lưu trữ, kho đông lạnh và 4 dây chuyền sản xuất lớn (dây chuyền chế biến gà, sốt mỳ ý, bột và bánh), với các máy móc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, công suất lên tới 20 tấn mỗi ngày, có khả năng cung ứng đến 400 cửa hàng. Nhà máy còn đạt được chứng nhận quốc tế về chất lượng ISO 22000/HACCP đảm bảo sản xuất những sản phẩm đạt chất lượng và an toàn cao.

Mạng lưới cửa hàng của Jollibee đã được phát triển đồng đều khắp cả nước từ trước đại dịch, không phát triển tập trung quá nhiều vào các đô thị lớn mà hệ thống phủ đều từ các thành phố lớn, nhỏ, thị xã gần như cả nước. Do đó thời điểm đại dịch đạt đỉnh, doanh nghiệp vẫn có khả năng duy trì kinh doanh một cách linh hoạt theo chỉ thị "giãn cách xã hội" ở từng địa phương.

Thực hiện những chuyển đổi kinh doanh, đồng thời số hoá hệ thống quản lý, xây dựng hệ thống giao hàng ngay từ trước đại dịch, và đẩy mạnh hơn nữa khi tung ra mobile app vào tháng 6/2021 để tối ưu nhu cầu đặt hàng của người tiêu dùng, đồng thời đưa đội ngũ giao hàng vào hoạt động để đảm bảo phục vụ hiệu quả.


Ngoài ra, doanh nghiệp cũng luôn cập nhật và đảm bảo tuân thủ các quy định mới nhất của các cơ quan nhà nước như việc áp dụng nhanh chóng hướng dẫn 5K + vaccine, test nhanh tại chỗ, thực hiện sản xuất "3 tại chỗ" ở nhà máy, cùng với các qui trình kiểm soát nội bộ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân viên và khách hàng trên toàn hệ thống.

Thực hiện nghiêm túc 5K + vaccine tại hệ thống Jollibee

Liệu Jollibee có thể trở thành thương hiệu thức ăn nhanh được yêu thích nhất ở Việt Nam?

Đối với những chiến lược kinh doanh hiện tại thì cơ hội cho mục tiêu của Jollibee trở thành một trong những chuỗi thức ăn nhanh được yêu thích nhất tại Việt Nam là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Bình thường mới, vẫn tới Jollibee

Điều này được đánh giá khách quan dựa trên các yếu tố thực tế như:

Hệ thống cửa hàng rộng khắp cả nước từ các đô thị lớn đến các thành phố, thị xã ở các tỉnh nhỏ đều có sự hiện diện của Jollibee.

Chất lượng sản phẩm ở Jollibee luôn được đảm bảo và đồng nhất nhờ hệ thống quản lý và hệ thống cung ứng được đầu tư bài bản và chuyên nghiệp.

Thương hiệu tạo được hình ảnh thân thiện, vui vẻ và cần mẫn từ biểu tượng chú ong vui vẻ Jollibee, dễ dàng truyền tải được sứ mệnh lan tỏa niềm vui ẩm thực đến với mọi người, mọi nhà trên toàn quốc.

Sự cam kết đầu tư dài hạn và tin tưởng vào tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam từ tập đoàn chủ quản JFC, với tham vọng xây dựng và phát triển chuỗi cửa hàng Jollibee dẫn đầu tại Việt Nam và là thị trường quốc tế lớn nhất (ngoài Philippines).

Tất cả khiến Jollibee là một thương hiệu thức ăn nhanh đầy tiềm năng để trở thành một trong những thương hiệu được yêu thích nhất ở Việt Nam trong thời kỳ "Bình thường mới".

Theo Nhịp sống kinh tế