JOLLIBEE VIỆT NAM TIẾP TỤC ĐÀ TĂNG TRƯỞNG SAU GIÃN CÁCH

Jollibee Việt Nam chủ động đưa ra các đối sách nhằm cải tiến mô hình kinh doanh, kịp thời thích ứng với các chính sách mới sau giãn cách vì Covid-19.

Ông Lâm Hồng Nguyễn - Tổng giám đốc Jollibee Việt Nam - người đồng hành cùng Jollibee suốt hành trình xây dựng và phát triển chuỗi này tại thị trường Việt Nam, khẳng định sẽ chú trọng phát triển theo hướng "chậm mà chắc", để đảm bảo đà tăng trưởng, đặc biệt ở giai đoạn sau giãn cách.

Ông Lâm Hồng Nguyễn - Tổng giám đốc Jollibee Việt Nam. Ảnh: Jollibee

Dưới đây là những chia sẻ của ông Lâm Hồng Nguyễn.

- Covid-19 đã tác động như thế nào đến việc kinh doanh của Jollibee tại thị trường Việt Nam suốt 2 năm qua?

- Không chỉ riêng chúng tôi mà gần như toàn bộ ngành hàng F&B đã phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Theo một báo cáo từ Google (Covid-19 Community Mobility Report), số lượt khách hàng đến các chuỗi F&B và bán lẻ tại Việt Nam đã giảm tới 29% so với thời kỳ trước đại dịch.

Năm qua, doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động bình thường vỏn vẹn trong vòng tối đa 3 tháng. Thời gian còn lại của năm, việc kinh doanh hoạt động với các mức độ kiểm soát khác nhau phụ thuộc theo chỉ thị áp dụng của chính quyền từng địa phương. Kể cả doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu thì đều chịu sự ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh.

Dù bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, tác động không chỉ đến thói quen tiêu dùng của khách hàng, đến chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, chúng tôi luôn nhanh chóng có những kế hoạch thích hợp, để luôn đảm bảo kế hoạch sản xuất và kinh doanh. Hiện, Jollibee Việt Nam vẫn tiếp tục đà tăng trưởng doanh số và hệ thống một cách ấn tượng, không những duy trì số lượng của hàng hiện tại mà còn tiếp tục khai trương nhiều cửa hàng mới trong năm nay.

- Điều gì đã tạo nên sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh của Jollibee Việt Nam để vượt qua giai đoạn thử thách này?

- Thực tế, Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch phát triển của Jollibee Việt Nam.

Để đối diện với những thách thức lớn đấy, Jollibee Việt Nam luôn chủ động đưa ra các đối sách nhằm cải tiến mô hình kinh doanh, đồng thời kịp thời thích ứng với các chính sách mới, chỉ thị mới từ chính quyền để có thể tiếp tục đà phát triển. Những sự thay đổi đó trải dài trên tất cả lĩnh vực từ cải tiến sản phẩm, quy trình vận hành, kênh kinh doanh, chuyển đổi theo mô hình công nghệ số đến điều chỉnh cơ cấu tổ chức doanh nghiệp... đều hướng đến mục tiêu tối ưu hoá vận hành để phát triển bền vững trong thời kỳ "bình thường mới".

Trong đó, quan trọng nhất là đảm bảo thực hiện theo giá trị cốt lõi của Jollibee Việt Nam "đặt nhu cầu khách hàng làm trọng tâm", bằng những nghiên cứu thị trường để thấu hiểu nhu cầu của khách hàng trong mùa dịch như thói quen tiêu dùng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và giá cả. Từ đó, Jollibee Việt Nam sẽ tìm cách cải tiến sản phẩm, phương thức phục vụ và chính sách giá phù hợp để nâng cao chất lượng trải nghiệm cho khách hàng.

Việc cải tiến mô hình vận hành để tối ưu hóa về chi phí, tận dụng tối đa các cơ hội để thúc đẩy doanh thu, duy trì lợi nhuận cho công ty, đảm bảo đời sống cán bộ, công nhân viên... cũng được Jollibee Việt Nam chú trọng.

Một trong những điều giúp chúng tôi có thể duy trì hoạt động đều đặn trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh, đó là nhờ vào hệ thống cửa hàng trải dài hầu hết 64 tỉnh thành trên toàn quốc, từ khu vực đô thị đến những tỉnh nhỏ xa xôi. Điều này giúp Jollibee Việt Nam có thể linh hoạt duy trì hoạt động kinh doanh đan xen nhau, giữa các khu vực tạm thời phải áp dụng các chỉ thị giãn cách xã hội khác nhau tại địa phương.

Ngoài các đối sách kinh doanh, để đảm bảo hoạt động kinh doanh thì giá trị cốt lõi mà chúng tôi luôn đề cao đó là "tinh thần gia đình". Tại Jollibee văn hóa công ty luôn gắn kết tất cả các thành viên từ cán bộ văn phòng, nhân viên cửa hàng, nhân viên các bộ phận, phòng ban khác như một gia đình. Chúng tôi luôn cho rằng sức mạnh của "tinh thần gia đình" là điều kiện tiên quyết để có thể vượt qua mọi thử thách và khó khăn.

Sự phát triển mạng lưới cửa hàng Jollibee với 149 cửa hàng từ 2018 đến 01/2022 tại Việt Nam. Ảnh: Jollibee

- Ông đánh giá vì về việc Jollibee Foods Corporation (JFC) đưa vào vận hành nhà máy sản xuất với quy mô lớn tại khu công nghiệp Tân Kim mở rộng từ năm 2019?

- Việc sở hữu riêng cho mình nhà máy sản xuất riêng biệt, cùng với chuỗi cung ứng nguyên vật liệu khép kín đạt tiêu chuẩn quốc tế giúp cho chúng tôi có thể chủ động quản lý về chất lượng sản phẩm trước khi đến tay khách hàng, đồng thời đảm bảo sự đồng nhất trong mỗi đơn hàng bán ra. Hơn nữa, Jollibee hoàn toàn có thể chủ động cho chuỗi cửa hàng của mình hoạt động hiệu quả theo ý muốn mà không cần phải phụ thuộc vào bên thứ ba. Đây chính là một trong những bước đi chiến lược của JFC tại thị trường Việt Nam.

Jollibee là một trong số ít các công ty QSR tại Việt Nam (Quick Serving Restaurant, chuỗi nhà hàng phục vụ nhanh) sở hữu nhà máy sản xuất riêng biệt với công suất lớn. Hệ thống nhà máy cung ứng của chúng tôi được xây dựng và đặt tại khu công nghiệp Tân Kim mở rộng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An với tổng diện tích mặt sàn hơn 10. 000 m2 bao gồm hệ thống kho bảo quản khổng lồ, kết hợp trang thiết bị hiện đại với: kho lưu trữ nguyên vật liệu, kho cấp đông thực phẩm, kho lưu trữ thực phẩm đông lạnh.

Kho khô nhà máy sản xuất Jollibee tại khu công nghiệp Tân Kim mở rộng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Ảnh: Jollibee

Cùng với hệ thống kho là chuỗi 4 dây chuyền sản xuất công suất lớn gồm: dây chuyền chế biến gà, chế biến sốt mì Ý, chế biến bột và bánh. Tất cả trang thiết bị được sử dụng trong kho và hệ thống dây chuyền đều là các loại máy móc, trang thiết bị tiên tiến và hiện đại nhất, luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời công suất sản xuất lên tới 20 tấn một ngày. Với dây chuyền cung ứng này, nhà máy có khả năng cung cấp liên tục đến hơn 400 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.

- Jollibee Việt Nam lên kế hoạch gì để có thể ứng biến trước sự thay đổi thói quen tiêu dùng trong thời kỳ bình thường mới?

- Covid-19 đã khiến cho nhu cầu, thói quen và hành vi tiêu dùng của khách hàng thay đổi, do đó chúng tôi chắc chắn phải có những kế hoạch thích hợp trong thời kỳ bình thường mới.

Sự chuyển dịch nhanh chóng từ thói quen dùng bữa tại chỗ sang mua mang đi hay sử dụng dịch vụ giao hàng tận nơi sau đại dịch. Đó chính là một trong những thay đổi lớn nhất mà chúng tôi buộc phải thích ứng. Ngoài việc cải tiến các cổng thông tin đặt hàng qua tổng đài 1900-1533 và website: www.jollibee.com.vn; nâng cao dịch vụ giao hàng của riêng Jollibee để khách hàng có thể dễ dàng đặt hàng và tận hưởng các món ăn của Jollibee tại nhà mà không cần phải đến trực tiếp cửa hàng.

Chúng tôi đã chính thức giới thiệu ứng dụng di động Jollibee tối để ưu trải nghiệm của người tiêu dùng và đảm bảo tuân thủ hướng dẫn "5K + vaccine" tại các địa phương được cho phép mở bán tại nhà hàng.

Dù thực hiện theo bất cứ hình thức kinh doanh, hay trong bất cứ hoàn cảnh nào thì thương hiệu Jollibee Việt Nam vẫn luôn cam kết với người tiêu dùng về chất lượng đồng đều của sản phẩm, luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số món gần như luôn được yêu thích tại Jollibee như: gà giòn vui vẻ, mì Ý xốt bò bằm, gà xốt cay đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là vấn đề luôn được Jollibee quan tâm trong suốt quá trình chế biến và độ nóng hổi luôn đảm bảo kể cả khi các bạn mua mang về, hay sử dụng dịch vụ giao hàng tận nơi.

Đồng thời, với việc tạo ra thêm nhiều lựa chọn mua sắm, chúng tôi cũng mang đến nhiều hơn các gói combo ưu đãi nhiều món ăn cùng mức giá phải chăng. Đây là cách có thể phục vụ được nhiều hơn nữa các khách hàng với nhu cầu và sở thích khác nhau.

Ngoài chuyển đổi mô hình kinh doanh, giai đoạn sau giãn cách, Jollibee vẫn tiếp tục các chương trình đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Chúng tôi luôn xem con người là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, giúp công ty vững vàng vượt qua mùa dịch và tiếp tục đà tăng trưởng trong giai đoạn bình thường mới.

- Ông dự đoán như thế nào về thị trường F&B ở Việt Nam trong năm 2022?

- 2022 tới đây có lẽ vẫn là một năm khó khăn cho tất cả doanh nghiệp F&B và các đối tác tại Việt Nam. Tôi dự đoán, dựa vào tình hình lây lan dịch bệnh hiện nay thì khả năng trong ít nhất 6 tháng đầu năm 2022 tình hình kinh doanh sẽ chưa có gì khởi sắc. Đâu đó vẫn có những lo ngại về lây nhiễm, hay những lo lắng về an toàn sức khỏe của người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp F&B có thể sẽ quan tâm hơn đến việc xây dựng một mô hình kinh doanh an toàn hơn, phù hợp với mục tiêu tối ưu các chi phí vận hành. Do đó, việc mở rộng hệ thống kinh doanh cũng sẽ không nhanh như thời gian trước dịch.

Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức luôn có nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp nhanh nhạy thay đổi, kịp thời thích ứng để tồn tại và phát triển.

- Định hướng phát triển kinh doanh của Jollibee Việt Nam như thế nào trong thời gian tới?

- Dù bối cảnh đại dịch vẫn diễn biến khó dự đoán, nhưng Jollibee Việt Nam tự tin với khả năng ứng đáp của hệ thống và những kế hoạch ứng phó với đại dịch. Chúng tôi vẫn kiên định với sứ mệnh lan tỏa niềm vui ẩm thực đến với mọi người, mọi nhà trên toàn quốc.

Thời gian tới, định hướng phát triển dù "chậm mà chắc" nhưng đảm bảo đà tăng trưởng hướng đến tầm nhìn mục tiêu vào năm 2025, Jollibee Việt Nam kỳ vọng sẽ phát triển trở thành chuỗi cửa hàng tiêu thụ thức ăn nhanh hàng đầu tại Việt Nam về hệ thống cửa hàng; từng bước trở thành chuỗi cửa hàng bán thức ăn nhanh được người Việt Nam yêu thích.

Nguồn: vnexpress